Tầm quan trọng của PrEP trong chiến lược chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030

Thứ tư - 13/11/2024 04:15

Tầm quan trọng của PrEP trong chiến lược chấm dứt  dịch AIDS vào năm 2030

Ngày 14/8/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Ngày 14/8/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Mục tiêu của Chiến lược là nhằm giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Chiến lược đề ra nhiều chỉ tiêu, trong đó:  phấn đấu vào năm 2030, số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức dưới 1.000 trường hợp/năm; tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000 dân; tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%.
Theo đó, để đạt được mục tiêu trên cần mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030.
Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng của mình đạt 95% vào năm 2030; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao.

Về dự phòng, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 70% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030; tỷ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế và các loại thuốc, bài thuốc đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và đạt ít nhất 50% vào năm 2030; tỷ lệ người MSM được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc (PrEP) đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030; tỷ lệ thanh niên 15-24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2030; tỷ lệ người dân 15-49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030.

Truyền thông sự kiện Prep nhằm tạo sự quan tâm của các ban, ngành và thu hút cộng đồng tham gia
 

Về xét nghiệm, tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 90% vào năm 2025 và 95% vào năm 2030; tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được xét nghiệm HIV hàng năm đạt 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

Về điều trị, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng HIV được điều trị ARV đạt 90% năm 2025 và đạt 95% năm 2030; tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế đạt ít nhất 95% qua các năm; tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm HIV/lao được điều trị đồng thời cả ARV và lao đạt 92% vào năm 2025 và đạt 95% vào năm 2030; tỷ lệ người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị đồng thời thuốc ARV và điều trị viêm gan C đạt 50% trở lên vào năm 2025 và 75% trở lên vào năm 2030…

Theo thực tế cho thấy, Việt Nam đang trong giai đoạn dịch tập trung ở các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Nguy cơ nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa, hành vi nguy cơ của các nhóm nguy cơ cao ngày càng phức tạp như sử dụng ma túy tổng hợp…Đặc biệt là tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Trước bối cảnh đó, thì PrEP (điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV) nổi lên như là một giải pháp hiệu quả góp phần đáng kể thực hiện các mục tiêu chiến Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
PrEP có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược chấm dứt dịch HIV/AIDS, đặc biệt là khi nó có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên đến 99% qua đường tình dục và 75% qua đường tiêm chích ma túy. Thực tế cho thấy, trong số 10.000 người sử dụng PrEP, chỉ có khoản 8 người có khả năng dương tính với HIV, trong khi nếu không có biện pháp này, số người mới nhiễm có thể lên tới 700 người .
Việc triển khai PrEP một cách đồng bộ, từ việc nâng cao nhận thức cộng đồng đến cải thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở y tế, đóng góp quan trọng vào mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030. Đặc biệt, các hoạt động truyền thông và sự tham gia của các tổ chức cộng đồng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho những người có nguy cơ cao tiếp cận và tuân thủ điều trị .
Ngoài ra, PrEP còn giúp người sử dụng kiểm soát sức khỏe cá nhân tốt hơn và giảm bớt lo lắng trong quan hệ tình dục, từ đó góp phần tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh hơn và giảm thiểu lây lan virus HIV. Việc sử dụng PrEP giúp giảm số lượng ca nhiễm mới, từ đó góp phần tạo ra môi trường an toàn hơn cho cộng đồng và giảm thiểu sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Khách hàng sử dụng PrEP được kiểm tra sức khỏe định kỳ, do đó tạo ra thói quen cho khách hàng quan tâm sức khỏe của mình thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, các chính sách và việc phổ biến PrEP trong cộng đồng có thể nâng cao nhận thức về HIV/AIDS, giúp tạo áp lực cho các chính sách công nhằm tăng cường phòng ngừa và điều trị.
PrEP là một công cụ thiết yếu trong cuộc chiến chống lại dịch AIDS và cần được tích cực triển khai cùng với các chương trình trợ và điều trị để đạt được mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030, với khẩu hiệu “PrEP khép lại dịch AIDS”.
 
Văn Tiến 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

dịch vụ khử trùng Môi trường trắc quan Khám sức khỏe người lao động

Thống kê

  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay9,726
  • Tháng hiện tại39,702
  • Tổng lượt truy cập5,247,953

Liên kết web

cục quản lý chữa bệnh Bộ y tế cục y tế dự phòng Viện vệ sinh dịch tễ viện pasr Hồ chí minh Viện dinh dưỡng Sở Y Tế Nghệ An TMS
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây